|
giải đáp
|
cho bàn cờ
|
|
|
Xét bảng con 2x2 ở trên cùng, góc trái, bảng này ban đầu chỉ có một ô đen. Dễ thấy rằng một phép đổi thì sẽ thay đổi 2 ô kề nhau của bảng con, nên số ô đen của bảng hoặc tăng 2, hoặc giảm 2, hoặc không đổi. Vậy nên số ô đen của bảng con này luôn lẻ. Ta không thể đạt trạng thái cùng màu cho bảng con cũng như bảng lớn 8x8
|
|
|
giải đáp
|
các anh đang học logarit ạ. e cũng mún hoj
|
|
|
b) Vì $2>1$ nên theo tính chất hàm mũ ta có $\sqrt{x^2-3x+3}>\sqrt{x}\Leftrightarrow x^2-3x+3>x \Leftrightarrow x^2-4x+3>0\Leftrightarrow (x-1)(x-3)>0$ $\Leftrightarrow x>3$ hoặc $0\le x<1$.
|
|
|
giải đáp
|
Hệ phương trình
|
|
|
Từ $y^2=6x+y-xy-2x^2$ thay vào PT thứ nhất và tìm $y$ theo $x$ $y=-\frac{x^2-5x-5}{x}$ với $x\ne 0$ ta được PT $(2x^4-10x^3+15x^2+45x+25)(x-1)=0$ và tìm được $(x,y)=(1;2)$ $(x,y)=(1;-2)$
|
|
|
giải đáp
|
Phương trình trị tuyệt đối.
|
|
|
Mình làm thử một trường hợp nhé. Nếu bạn quan tâm chúng ta sẽ trao đổi tiếp. Xét $x \ge 1$. PT $x+1+m(x-1)=\left(m+1\right)\left(3x+7\left|mx+5\right|\right)\Leftrightarrow mx+1+x-m=3mx+3x+7(m+1)\left|mx+5\right|$ Nếu $mx+5 \ge 0$ thì PT $\Leftrightarrow mx+1+x-m=3mx+3x+7(m+1)(mx+5)\Leftrightarrow x=-\frac{36m+34}{7m^2+9m+2}$ Nếu $mx+5< 0$ thì PT $\Leftrightarrow mx+1+x-m=3mx+3x-7(m+1)(mx+5)\Leftrightarrow x=-\frac{36+34m}{7m^2+5m-2}$
|
|
|
|
giải đáp
|
hệ phương trình
|
|
|
Đặt $1/y=a$ thì PT đưa về dạng $\begin{cases}f(x)=a^3 \\ a^2+a=g(x) \end{cases}\Rightarrow \sqrt[3]{f^2(x)}+\sqrt[3]{f(x)}=g(x)$ Với $f(x)=x^3+2x^2-5x-4, g(x)=2-x^2+x$ Vaf ta có PT Theo $x$ $2\,{x}^{6}-2\,{x}^{5}-12\,{x}^{4}+11\,{x}^{3}+26\,{x}^{2}-19\,x-20=0$ PT này có nghiệm không đẹp.
|
|
|
giải đáp
|
Giải giúp em phương trình
|
|
|
Bài này vô nghiệm nhưng có lẽ có một vài sai sót ở đề bài. Mình xin đưa ra phương pháp đồ thị để giải quyết
|
|
|
giải đáp
|
Hệ phương trình chứa tham số
|
|
|
a) Viết lại hệ đã cho dưới dạng $\begin{cases}(x-1)^2 \le 2-m \\(x+2)^2 \le 3(2-m) \end{cases}$ Để hệ vô nghiệm thì cần $2-m<0\Leftrightarrow m>2$. Như vậy ngược lại để hệ có nghiệm thì $m \le 2.$
|
|
|
giải đáp
|
[Toán 10] Giải và biện luận phương trình
|
|
|
b) Điều kiện $x \ge m/4$. PT $\Leftrightarrow (2m+3x)^2=(4x-m)^2\Leftrightarrow (2m+3x)^2-(4x-m)^2=0\Leftrightarrow (7x+m)(3m-x)=0$ Nếu $7x+m=0\Leftrightarrow x=-m/7$ . Thỏa mãn $\Leftrightarrow m\le 0.$ Nếu $-x+3m=0\Leftrightarrow x=3m$ . Thỏa mãn $\Leftrightarrow m> 0.$
|
|
|
giải đáp
|
Bài nữa các ads ơi
|
|
|
Bài tập này thuộc dạng ứng dụng tích phân để tìm giới hạn. Mình nghĩ bạn cũng có kiến thức về phần này. Gợi ý như sau $\displaystyle\ e^{\displaystyle\lim_{n\to+\infty}\frac{3}{n}\sum_{i=1}^{n}\ln(2+\frac{15i-2}{5n})}=e^{3\int_{0}^{1}\ln(2+3x)dx} $
|
|
|
giải đáp
|
giải pt
|
|
|
Nếu đề bài của bạn là chính xác thì không có cách biểu diễn sơ cấp nào cho ta nghiệm. Ta chỉ tính được kết quả xấp xỉ
|
|
|
|
giải đáp
|
Một bài toán giải phương trình
|
|
|
Đặt $f(x)=\frac{(x^2-x+1)^3}{x^2(x-1)^2}$ Ta có $f'(x)= \frac{(x^2-x+1)^2(x-2)(x+1)(2x-1)}{x^3(x-1)^3}$ Như vậy $f$ cùng dấu với $(x-2)(x+1)(2x-1)x(x-1)$. Lập bảng biến thiên của $f$ và từ PT ban đầu $f(x)=f(a)$ ta biện luận. Ví dụ trên đoạn $(1,2]$ thì $f'<0$ thì $f$ là hàm nghịch biến trên khoảng này và từ $f(x)=f(a)\Leftrightarrow x=a$ với $a \in (1,2]$.
|
|
|
|
giải đáp
|
max- min
|
|
|
Bài này của bạn không tồn tại GTNN, GTLN. Thật vậy, đặt $f(a,b,c)=\frac{a^3+b^3+16c^3}{(a+b+c)^3} $ Xét $b=-c, a=1$ thì $f(a,b,c)=15c^3+1$ Cho $c \to +\infty$ thì $f(a,b,c) \to +\infty$ Cho $c \to -\infty$ thì $f(a,b,c) \to -\infty$
|
|